Nguồn gốc của Địa lan Sato
Địa Lan Sato hay còn được biết đến với tên gọi khác là địa lan trứng bởi màu vàng đặc trưng khó lẫn vào đâu được. Địa lan Sato có nguồn gốc từ vùng Tây Nam Trung Quốc với lịch sử hơn 150 năm. Địa Lan Sato có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, cam, trắng, tím… Tuy nhiên màu nổi bật và nhận được sự quan tâm nhất vẫn là màu vàng.
Địa lan Sato rất dễ lai ghép vì vậy bạn có thể tìm thấy hàng trăm loại địa lan sato khác nhau trên thị trường.
Đặc điểm của Địa lan Sato
Địa lan Sato là cây thân thảo có kích thước từ 0,3 – 1,5m, có hoa có hình dáng khum khum giống như quả trứng, sau thời gian nó sẽ nở bung xòe ra. Địa lan sato có lá mọc thành lùm hình dải và sừng. Cuốn hoa to bản có từ 7-15 bông
Cánh hoa của Địa lan Sato có màu chủ đạo là màu vàng, có họa tiết vân kẻ sọc hoặc các lốm đốm màu cam, đỏ, đồng, nâu, trắng xen kẽ màu chủ đạo của hoa… Các bông hoa của địa lan Sato mọc thành từng cụm dài, có độ rủ uốn nhất định. Vô cùng đặc biệt và ấn tượng.
Hoa thường nở kéo dài từ 2-3 tháng liền. Trong một năm lan chỉ nở một lần, chủ yếu là vàothời điểm đầu tháng 1 tháng 2, đây là lúc khí hậu mát mẻ rất thuận lợi cho quá trình ra hoa của cây.
Địa lan Sato sống cộng sinh với các loài khác để hấp thu các chất dinh dưỡng
Địa lan cũng là loài cây ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao và nhiều mưa, rất phù hợp với điều kiện thời tiết của nước ta- một đất nước nhiệt đới ấm gió mùa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển Địa lan Sato
Nước
Địa lan Sato sinh trưởng và phát triển tốt khi được cung cấp đầy đủ các yếu tố phục vụ cho quá trình trao đổi năng lượng như nước, ánh sáng, phân bón. Cần chú ý thời điểm tưới nước cho cây như thời điểm buổi sáng. Trung bình mỗi tuần nên tưới từ 1-2 lần, nếu như vào mùa mưa ẩm thì có thể tưới ít hơn.
Đồng thời tuyệt đối không nên để cho tầng đất khô.
Ánh sáng
Hoa địa lan vàng phù hợp với cường độ ánh sáng trung bình. Trường hợp nếu quá ít ánh sáng, lá cây sẽ có màu xanh đậm, còn nếu quá nhiều ánh sáng, lá cây sẽ có thể chuyển sang màu vàng nhạt. Trong trường hợp này điều kiện ra hoa cũng trở nên khó khăn hơn.
Melan.vn xin gợi ý đến khách hàng một số nơi có vị trí thích hợp để địa lan trong nhà như ở cạnh cửa sổ, trong phòng khách hay phòng ngủ. Cần đảm bảo cây được nhận ánh sáng Mặt trời gián tiếp, không được để cây trong bóng râm hoàn toàn.
Nhiệt độ
Địa lan phát triển tốt trong môi trường có giới hạn nhiệt độ từ 20-30 độ C vào buổi sáng, 10-15 độ C vào buổi tối
Độ ẩm
Địa lan Sato cũng giống như nhiều loài khác rất thích ẩm, độ ẩm tối thiểu khoảng 60%. Tuy nhiên không vì vậy mà lạm dụng có thể gây tình trạng sâu bệnh, nấm móc cho cây.
Thay chậu
ít người để ý đến việc phải thay chậu cho Địa lan Sato trong thời gian định kì. Việc thay chậu đúng thời gian quy định sẽ giúp cây thoáng khí thuận lợi cho quá trình trao đổi chất. Khách hàng sau khi mua cây có thể trồng trong những chậu có chứa than và đá thì không cần thay chậu thường xuyên. Khoảng thời gian quy định thay chậu nếu áp dụng cách này lên đến 4 - 5 năm. Nếu chọn chậu có sử dụng vỏ dừa hoặc vỏ cây, khách hàng nên tiến hành thay chậu mới 2 năm/lần. Sau khi tiến hành trồng địa lan Sato vào chậu thì khoảng 1-2 tuần sau tưới nước trở lại để cây thích nghi dần với môi trường sống
Nơi đặt lan phù hợp:
Nơi đặt cây địa lan Sato cũng rất quan trọng. Cây địa lan sato nói riêng và các dòng lan nói chung rất cần sự thoáng khí và sự rung chuyển để cho cây được tươi tốt hơn. Kinh nghiệm cho thấy thì cây để ngoài vườn thường xuyên có gió và khí tự nhiên sẽ giúp cây mọc tốt hơn là trong nhà kín ít có gió và nắng.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà melan.vn cung cấp để quý khách có thể giúp cây phát triển và ra hoa bình thường. Hy vọng rằng các bạn sẽ thành công trong việc trồng các loại phong lan này. Để có cách chă sóc tốt và hoàn hảo hơn chúng ta phải nắm vững các thông tin liên quan đến thời tiết và khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước . Người chăm sóc cần phải thay đổi linh hoạt sao cho thích hợp khi cây có những biểu hiện tốt hoặc xấu.