Lan Vanda đặc điểm thích nghi và cách chăm sóc

Lan Vanda đặc điểm thích nghi và cách chăm sóc

Trồng và chăm sóc lan Vanda không khó nếu chú ý bảo đảm các yếu tố về độ ẩm, phân, nước, ánh sáng… cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.

Độ ẩm: Cây Lan Vanda có giới hạn độ ẩm khác nhau vào ban ngày và ban đêm. Ban ngày giới hạn độ ẩm vào khoảng 60% đến 70%, tỉ lệ này vào ban đêm là khoảng 90% đến 95% cây sẽ phát triển nhanh. Khách hàng lưu ý cần phải đảm bảo độ ẩm cho cây thích hợp. Nếu thiếu độ ẩm cây sẽ mau khô ở rễ và dẫn đến héo lá. Cây cũng sẽ khó ra hoa nếu thiếu độ ẩm.

Chế độ nước: Lan Vanda là loại cây cần nhiều nước để phát triển và sinh trưởng. Vào thời điểm mùa hè là lúc cây phát triển rất nhanh cần được đáp ứng nhu cầu về nước. Trong trường hợp này ta có thể tưới nước mỗi ngày đều đặn từ 1-2 lần cho cây. Ngược lại vào mùa đông nên bớt lượng nước để tưới lại, chỉ cần tưới 2 lần trong một tuần là đủ và nên tưới vào ban đêm. Có một đặc điểm ở lan Vanda mà chúng ta có thể nắm được là cây có cần tưới thêm nước hay không đó là quan sát xem lá cây có bị nhăn hay không. Khi thấy lá nhăn và nhũn đi tức là cây đang bị thiếu nước trầm trọng, chúng ta cần tưới nhiều hơn.

Bón phân: Phân bón là một trong những nhân tố không thể thiếu giúp lan Vanda sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên trong từng khoảng thời gian trong năm thì cần thay đổi cách bón phân và chế độ nước cho phù hợp. Vào mùa Đông nên bớt bón phân hoặc chỉ cần tưới nước là đủ. Ngược lại khi xuân đến nên bón nhiều phân để kích thích cây phát triển và ra hoa. Việc bón nhiều phân sẽ giúp Lan Vanda phát triển cả lá và hoa. Cây Lan Vanda giống như Lan Hoàng Hậu và Lan Đất rất thích phân có nhiều chất Ntrơ vì cây thích nhiều ánh sáng. Ta có thể dùng 1/2 muỗng café phân bón với tỉ lệ (20-20-20) hoà tan vào lít nước tưới cho cây.

Ánh sáng: Cây Lan Vanda được xếp vào một trong số ít các loại lan thích nhiều ánh sáng hơn. Dựa vào đặc điểm hình thái của lá có thể đánh giá được tình trạng của cây. Lá cây có màu vàng tức là nhiều ánh sáng quá. Ngược lại lá cây màu xanh đậm có thể cây thiếu ánh sáng và không thể ra hoa được. Căn cứ vào tình trạng lá cây, chúng ta có thể đánh giá được lượng nhiệt mà cây hấp thụ

Nhiệt độ: Cây Lan Vanda thích ở nhiệt độ ban đêm từ 18-200C, ban ngày từ 25-300C. Nếu thời tiết có nền nhiệt cao, khách hàng có thể tưới cây đều hơn từ 2 - 3 lần trong 1 ngày. Ở nhiệt độ thấp thì phải cẩn thận khi tưới nước tránh tình trạng sốc nhiệt đột ngột, dễ bị nấm và rụng lá ở dưới gốc

Thay chậu: ít người để ý đến việc phải thay chậu cho lan Vanda trong thời gian định kì. Việc thay chậu đúng thời gian quy định sẽ giúp cây thoáng khí thuận lợi cho quá trình trao đổi chất. Khách hàng sau khi mua cây có thể trồng trong những chậu có chứa than và đá thì không cần thay chậu thường xuyên. Khoảng thời gian quy định thay chậu nếu áp dụng cách này lên đến 4 - 5 năm. Nếu chọn chậu có sử dụng vỏ dừa hoặc vỏ cây, khách hàng nên tiến hành thay chậu mới 2 năm/lần. Sau khi tiến hành trồng lan Vanda vào chậu thì khoảng 1-2 tuần sau tưới nước trở lại để cây thích nghi dần với môi trường sống

Tiểu khí hậu: Nơi đặt cây lan Vanda cũng rất quan trọng. Cây lan Vanda nói riêng và các dòng lan nói chung rất cần sự thoáng khí và sự rung chuyển để cho cây được tươi tốt hơn. Kinh nghiệm cho thấy thì cây để ngoài vườn thường xuyên có gió và khí tự nhiên sẽ giúp cây mọc tốt hơn là trong nhà kín ít có gió và nắng.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà melan.vn cung cấp để quý khách có thể giúp cây phát triển và ra hoa bình thường. Hy vọng rằng các bạn sẽ thành công trong việc trồng các loại phong lan này. Để có cách chă sóc tốt và hoàn hảo hơn chúng ta phải nắm vững các thông tin liên quan đến thời tiết và khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước . Người chăm sóc cần phải thay đổi linh hoạt sao cho thích hợp khi cây có những biểu hiện tốt hoặc xấu. Từ đó chúng ta rút ra được kinh nghiệm và cách trồng thích hợp nhất cho chính mình.

Bài trước Bài sau