Nguồn gốc, xuất xứ của hoàng phi hạc:
Hoàng Phi Hạc có xuất xứ và nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á trong đó tập trung nhiều nhất ở Thailand, Lào, Việt Nam
Tại nước ta Hoàng phi hạc có nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên tại các vùng đồi núi có độ cao trung bình từ 200-1200m.
Đặc điểm của Hoàng Phi Hạc
Nhiều người nói rằng Hoàng Phi Hạc sở hữu một nét duyên ngầm không đẹp mặn mà sắc sảo như nhiều giả hạc, long tứ, không thơm như lan trầm. Ở Hoàng Phi Hạc toát lên vẻ gì đó vô cùng nhẹ nhàng thanh tao.
Hoàng Phi Hạc sở hữu phân thân khá dài so với các loại lan khác dài khoảng từ 20-60 cm có giả hành dài. Hoàng Phi Hạc có dáng đứng hơi cong, phần gốc có đường kính nhỏ hơn phần trên của cây, trên hoa có phần uốn cong màu vàng óng.
Lá Hoàng Phi Hạc khá mềm và nhọn ở phần đầu, rụng lá vào tháng 8-10 hàng năm. Hoàng Phi Hạc cho hoa to tầm 6-7 cm, mọc từng đôi một ở những vị trí trụi lá.
Hoàng Phi Hạc có màu trắng ngả màu hồng, chính vì vậy nhiều người vẫn gọi là hồng phi hạc, các cánh bên và lá đài xoắn. Hoàng Phi Hạc có màu môi trắng, môi cuội như cái phễu và có độ cong lớn, phía trong môi màu vàng non. Hoa nở vào khoảng mùa xuân khi thời tiết ấm áp, có mùi thơm nhẹ nhàng. Thời gian hoa nở cho đến lúc làn kéo dài khoảng 3 tuần.
Hoàng phi hạc cũng giống như hiều loài lan khác, cây ưa nắng, không thích ẩm nhiều. Để mùi hương của cây trở nên đậm hơn có thể trồng ghép vào với gỗ, trồng trong giỏ treo nhưng buộc phải cần giá thể để thoát nước nhanh. Nếu lựa chọn cách trồng ghép gỗ thì phả đặt cách cây và gỗ 1 cục than củi hoặc 1 cành cây nhỏ giữa gốc lan và giá thể. Còn nếu lựa chọn giải pháp trồng trong chậu thì nên dùng một cục to đặt vào chậu trước, cho gốc lan vào rồi lấy dây buộc các cọng thân vào quang treo sao cho gốc cách giá thể 2-3 cm, khi rễ mọc sẽ vươn bám xuống, tránh gốc lan tiếp xúc trực tiếp với giá thể.
Chăm sóc cây Hoàng Phi Hạc sao cho tốt ?
Hoàng Phi Hạc có giới hạn nhiệt độ thích nghi cao với mọi vùng miền ở nước ta. Vì vậy trồn loại cây này rất dễ. Người trồng chỉ cần tuân thủ và đảm bảo một số quy tắc về ánh sáng, phân bón, độ ẩm và nước thì có thể đạt được thành quả như mong muốn.
Hoàng Phi Hạc là loại cây ưa sáng nhưng chỉ ở mức trung bình vì vậy khi chăm sóc cây cần chuẩn bị một lớp màn che bớt đi cường độ ánh nắng, tùy theo vùng nắng nhiều hay nắng ít. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng nếu quá ít nắng thì sẽ tăng nguy cơ làm lan dễ bệnh, nếu quá nhiều nắng thì sẽ làm lá vàng nhìn không đẹp mắt.
Về độ ẩm. Tùy theo độ ẩm của giàn lan mà nên tưới nước 1 tuần 2-3 lần. Không nên tưới quá nhiều dễ làm cây bị ẩm móc. Nhưng cũng không tưới quá ít sẽ làm tầng đất bị khô.
Về bổ sung chất dinh dưỡng cho cây: Tùy theo từng thời kì mà nên bổ sung thích hợp các dưỡng chất cho cây. Nên bón phân để kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây. Giai đoạn cần bổ sung và cung cấp chất dinh dưỡng nhiều nhất cho cây là lúc cây bước vào thời kì ra hoa
Thay chậu: ít người để ý đến việc phải thay chậu cho hoàng phi hạc trong thời gian định kì. Việc thay chậu đúng thời gian quy định sẽ giúp cây thoáng khí thuận lợi cho quá trình trao đổi chất. Khách hàng sau khi mua cây có thể trồng trong những chậu có chứa than và đá thì không cần thay chậu thường xuyên. Khoảng thời gian quy định thay chậu nếu áp dụng cách này lên đến 4 - 5 năm. Nếu chọn chậu có sử dụng vỏ dừa hoặc vỏ cây, khách hàng nên tiến hành thay chậu mới 2 năm/lần. Sau khi tiến hành trồng hoàng phi hạc vào chậu thì khoảng 1-2 tuần sau tưới nước trở lại để cây thích nghi dần với môi trường sống
Chuyển động và thoáng khí: Nơi đặt cây hoàng phi hạc cũng rất quan trọng. Cây lan hoàng phi hạc nói riêng và các dòng lan nói chung rất cần sự thoáng khí và sự rung chuyển để cho cây được tươi tốt hơn. Kinh nghiệm cho thấy thì cây để ngoài vườn thường xuyên có gió và khí tự nhiên sẽ giúp cây mọc tốt hơn là trong nhà kín ít có gió và nắng.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà melan.vn cung cấp để quý khách có thể giúp cây phát triển và ra hoa bình thường. Hy vọng rằng các bạn sẽ thành công trong việc trồng các loại phong lan này. Để có cách chă sóc tốt và hoàn hảo hơn chúng ta phải nắm vững các thông tin liên quan đến thời tiết và khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước . Người chăm sóc cần phải thay đổi linh hoạt sao cho thích hợp khi cây có những biểu hiện tốt hoặc xấu. Từ đó chúng ta rút ra được kinh nghiệm và cách trồng thích hợp nhất cho chính mình