Hướng Dẫn Trồng Lan Thân Thòng Ra Hoa Ngày Xuân Hiệu Quả
- Người viết: Bé Thùy lúc
- Kinh nghiệm trồng lan
Vẻ đẹp muôn màu của Lan không thể không nhắc đến Lan thân thòng. Lan thân thòng là một trong những loài lan được yêu thích bởi dải hoa duyên dáng, nở rực rỡ vào mùa xuân, mang hương thơm dịu nhẹ tạo nên khung cảnh “tuyệt sắc trần gian” nhất là trong dịp lễ Tết. Tuy nhiên, để cây lan thân thòng có thể ra hoa đúng dịp và đạt chất lượng tốt nhất, bạn cần nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc và sử dụng phân bón một cách hợp lý. Trong bài viết này, hãy cùng Mê lan khám phá sâu vào cách trồng lan thân thòng ra hoa đúng dịp Tết đến xuân về! Mời cả nhà yêu lan cùng tham khảo nhé!
1. Lan thân thòng
1.1. Đặc điểm chung của lan thân thòng
Lan thân thòng là một nhóm lan thuộc chi Dendrobium, được yêu thích nhờ vẻ đẹp đặc trưng và hương thơm quyến rũ. Loại lan này có đặc điểm thân dài, mềm, rủ xuống như những dòng thác, tạo nên vẻ đẹp mềm mại, độc đáo. Lan thân thòng thường sinh trưởng và phát triển mạnh ở các vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á với các đặc điểm nổi bật như sau:
Thân và lá
Thân: Dài, rủ xuống, có nhiều đốt giống như mía; màu xanh hoặc hơi ánh vàng khi trưởng thành.
- Lá: Mọc so le dọc thân, hình bầu dục thuôn dài, có màu xanh nhạt hoặc xanh thẫm.
Hoa
Hoa lan thân thòng rất đa dạng về màu sắc, từ trắng, hồng, tím, vàng đến các màu pha trộn.
Hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ, thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc hè.
Hoa mọc thành chùm từ các mắt thân đã rụng lá, tạo nên sự nổi bật.
1.2. Các giống lan thân thòng phổ biến
Lan Giả Hạc: Thân dài, hoa tím hồng đặc trưng.
Lan Phi Điệp: Hoa có mùi thơm ngọt ngào, đa dạng màu sắc.
- Lan Long Tu: Thân ngắn, hoa tím nhạt, nở dày và đều.
2. Chuẩn bị gì trước khi trồng lan thân thòng?
2.1. Chọn giống lan
Giống khỏe mạnh: Ưu tiên chọn giống lan không có dấu hiệu sâu bệnh, thân mập, lá xanh bóng.
Cây giàu dinh dưỡng: Nếu bạn muốn cây ra hoa nhanh hơn hãy lựa những cây trưởng thành để tăng khả năng ra hoa ngay trong mùa xuân đầu tiên.
2.2. Giá thể trồng lan
Lan thân thòng thích các giá thể có độ thoáng khí cao, giữ ẩm tốt nhưng không bị úng. Các lựa chọn phổ biến:
Gỗ lũa/ bảng gỗ: Giúp rễ bám tốt và thoát nước nhanh khi treo lên lan sẽ rũ xuống tựa dòng thác
Vỏ thông: Duy trì độ ẩm ổn định (đối với trồng chậu)
Dớn mềm: Thích hợp với khí hậu nóng ẩm, giữ ẩm tốt.
2.3. Chậu trồng lan
Nên chọn bảng treo hoặc giỏ treo để tạo không gian cho thân lan rủ xuống tự nhiên tạo thành dòng thác, khi ra hoa sẽ rất đẹp
.
3. Kỹ thuật trồng lan thân thòng ra hoa đồng loạt
3.1. Xử lý giống lan trước khi trồng
Đầu tiên ta phải loại bỏ rễ khô, rễ hư và lá vàng hư đồng thời để lan thích nghi với môi trường mới (nếu vận chuyển từ xa)
3.2. Chuẩn bị giá thể
Rửa sạch và xử lý giá thể bằng dung dịch khử trùng hoặc nước vôi trong.
Đảm bảo giá thể thoáng khí và không chứa mầm bệnh.
3.3. Trồng cây
Đặt cây giống lên giá thể, do là thân thòng nên thân khá dài do đó hãy dùng cây tre hoặc cây gỗ nhỏ dựng cây chống thân và cố định nhẹ nhàng bằng dây buộc đối với trồng chậu
Trồng cây trên gỗ lũa có thể dùng ghim cố định rễ lên bảng gỗ hoặc gỗ lũa
Treo cây ở nơi thoáng mát, ánh sáng nhẹ, tránh gió mạnh.
4. Chăm sóc lan thân thòng để ra hoa đúng dịp xuân
4.1. Ánh sáng
Lan thân thòng cần ánh sáng gián tiếp, nếu trồng ở ban công hoặc vườn đón nắng trực tiếp nên sử dụng lưới che nắng để giảm bớt ánh sáng tiếp xúc đến cây.
Trong giai đoạn cây nghỉ (mùa đông), tăng cường ánh sáng để kích thích cây phân hóa mầm hoa.
4.2. Tưới nước
Mùa sinh trưởng (xuân và hè): Tưới nước đều đặn 1-2 lần/ngày, giữ ẩm cho giá thể.
Mùa nghỉ (cuối thu, đầu đông): Giảm tưới nước, chỉ tưới khi giá thể khô hoàn toàn để cây tích trữ năng lượng chuẩn bị ra hoa.
4.3. Dinh dưỡng
Sử dụng phân bón Combo 8 để bổ sung dinh dưỡng toàn diện cho cây, chuẩn bị giúp cây ra hoa. Ta có thể sử dụng bộ phân bón này quanh năm theo từng giai đoạn phát triển của cây. Khi cây đạt trạng thái trưởng thành, thắt ngọn chờ hoa, ta sẽ đi bước 2 Combo 8 để tích lũy dinh dưỡng cho cây ra hoa tự nhiên một cách đồng loạt, hoa to và đạt chất lượng. Thời điểm thích hợp để tưới bước 2 đó chính là vào tháng 10-11.
Cách sử dụng Combo 8 theo từng giai đoạn:
1. Giai đoạn sinh trưởng (xuân - hè): Tưới bước 1 và nhóm 1 dinh dưỡng phụ đều lên lá và rễ mỗi tuần 1 lần để kích thích rễ, thân phát triển mạnh, lá xanh tươi tốt
.
2. Giai đoạn chuẩn bị ra hoa (thu - đầu đông): Khi cây đạt trạng thái trưởng thành ta sử dụng bước 2 combo 8, tập trung phun vào thân cây để tích trữ dinh dưỡng giúp cây ra hoa đồng loạt, hoa đạt chất lượng, đậm hương và bền sắc vào đúng dịp Tết. Phun xen kẽ nhóm 2 để đặt hiệu quả tối đã giúp hoa giữ được hương và sắc bền hơn
4.4. Bón phân qua rễ
Kết hợp bón phân qua rễ và lá để cây hấp thụ dinh dưỡng tối ưu như phân bón gốc Saitama vừa an toàn cho cây trồng và người lại đảm bảo dinh dưỡng, không gây tồn dư phân trên lá giúp cây phát triển khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
5. Lưu ý và mẹo nhỏ kích thích lan thân thòng ra hoa ngày xuân
Giảm tưới nước:
Vào cuối thu, giảm lượng nước tưới để cây bước vào giai đoạn nghỉ, chuẩn bị phân hóa mầm hoa.
Điều chỉnh ánh sáng:
Tăng cường ánh sáng trong mùa đông để kích thích cây ra hoa. Tuy nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp vào buổi trưa.
Dinh dưỡng phù hợp:
Sử dụng Combo 8 đều đặn, đặc biệt trong giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa để cung cấp đủ vi lượng và khoáng chất cần thiết.
6. Phòng trừ sâu bệnh cho lan thân thòng
Bệnh thối nhũn: Do giá thể quá ẩm hoặc rễ cây bị tổn thương.
Rệp sáp: Tấn công thân và lá, làm giảm khả năng quang hợp.
Nấm đen, đốm lá: Gây hại lá và làm yếu cây.
Các vấn đề trên có thể giải quyết bởi combo vệ sĩ phòng ngừa 3 bệnh thường gặp ở Lan một cách hiệu quả
Kết luận
Việc trồng và chăm sóc lan thân thòng ra hoa ngày xuân không quá khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Sử dụng phân bón Combo 8 đúng cách là chìa khóa giúp cây phát triển khỏe mạnh, hoa nở đúng dịp và đạt chất lượng tốt nhất. Hãy áp dụng những kỹ thuật trên để có được những chậu lan thân thòng khiến ai ngắm nhìn cũng phải xuýt xoa, góp phần mang lại không khí xuân tươi vui cho khu vườn của bạn